Trong quá trình thi công chống thấm chân tường, để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất, người thi công phải ghi nhớ các lưu ý sau:
- Tuyệt đối không bỏ qua bước làm sạch bề mặt: Dù áp dụng phương pháp chống thấm nào, bạn cũng tuyệt đối không được bỏ qua công đoạn làm sạch bề mặt. Bởi vì, chỉ khi bề mặt sạch sẽ, không dính bụi bẩn hay lớp sơn bong tróc thì khả năng kết dính của các loại vật liệu mới duy trì ở trạng thái tốt nhất.
- Lựa chọn loại vật liệu chống thấm chất lượng: Các loại vật liệu chính hãng, chất lượng sẽ đảm bảo độ bền của lớp chống thấm có thể kéo dài ít nhất khoảng 10 – 15. Ngược lại, khi bạn sử dụng các loại vật liệu chất lượng kém, hiệu quả chống thấm sẽ không cao.
- Lựa chọn phương pháp thi công chống thấm phù hợp: Tính chất chân tường ở mỗi khu vực sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần đánh giá tình trạng thực tế để lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp. Ví dụ như chân tường ở khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với nước, phương pháp chống thấm phù hợp nhất là lát gạch đá hoa. Chiều cao của lớp chống thấm này ít nhất phải bằng 2/3 chiều cao tường nhà tắm.
- Bảo trì lớp chống thấm thường xuyên: Mặc dù, vật liệu tốt có thể đảm bảo độ bền của lớp chống thấm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn vẫn nên quan sát bề mặt chân tường thường xuyên. Nếu phát hiện ra có hiện tượng thấm dột thì phải sửa chữa, bảo trình kịp thời. Thói quen này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí dành cho việc thi công chống thấm lại.
-
Giải pháp chống thấm chân tường ngược, không cần đục vữa
Nếu chân tường nhà bạn xuất hiện tình trạng thấm ngược từ bên ngoài vào thì chống thấm ngược, không cần đục lỗ là giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, đối với các khu vực chân tường nằm giáp ranh với công trình nhà bên cạnh hoặc chưa được trát vữa từ bên ngoài.
Để thi công chống thấm chân tường bằng phương pháp này, bạn cần chuẩn bị hai loại vật liệu, bao gồm: Water Seal DPC (dạng dung dịch) và Fosroc TGP (dạng bột).
Cách thức tiến hành như sau:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công. Công dụng chống thấm của vật liệu chỉ được phát huy tối đa khi bề mặt sạch sẽ.
- Bước 2: Dùng bình phun mini hoặc máy bơm để làm ẩm bề mặt. Sau đó, chờ một thời gian để bề mặt khô và không quá ẩm ướt.
- Bước 3: Trộn đều hai loại vật liệu Water Seal DPC và Fosroc TGP đã chuẩn bị theo tỉ lệ 1:3.
- Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa trộn quét lần lượt 2 hoặc 3 lớp chống thấm lên bề mặt chân tường. Thời gian quét chống thấm mỗi lần cách nhau khoảng 2-4 tiếng.
- Bước 5: Chờ khi lớp chống thấm cuối cùng khô, phủ thêm một lớp sơn chống thấm lên bề mặt để đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
Thành Tâm – Đơn vị chống thấm chân tường uy tín, chuyên nghiệp
Đối với một số phương pháp chống thấm chân tường đơn giản, bạn có thể tự thực hiện được. Tuy nhiên, đối với các công trình lớn hay muốn đạt được hiệu quả chống thấm tuyệt đối, bạn sẽ chắc chắn phải cần tới sự giúp đỡ của các đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp.