Tại sao chân tường của công trình bị thấm?
Không chỉ riêng tường nhà, tất cả các bộ phận trong công trình đều có nguy cơ bị thấm dột. Tình trạng thấm, dột chân tường có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
-
Do đặc tính của các loại vật liệu xây dựng bên trong
Tường công trình thường được xây dựng từ gạch vữa hoăc xi măng. Các loại vật liệu này tuy cứng rắn nhưng không có khả năng chống thấm nước khi tồn tại độc lập. Vì vậy, trải qua quá trình sử dụng lâu dài, chân tường xây dựng ở những nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều hoặc gần nguồn nước thường xảy ra hiện tượng bị thấm ẩm, mọc rong rêu hoặc nấm mốc.
-
Do nhà thầu bỏ qua giai đoạn chống thấm khi thi công
Nhiều nhà thầu trực tiếp bỏ qua công đoạn chống thấm chân tường khi thi công. Bởi vì, gia chủ không có thỏa thuận từ trước hoặc nhằm tiết kiệm chi phí. Điều này dẫn tới tình trạng công trình bị thấm, dột và xuống cấp chỉ sau một thời gian ngắn do tác động của mạch nước ngầm hoặc nước mưa từ bên ngoài.
-
Do cắt xén vật liệu chống thấm hoặc sử dụng vật liệu chất lượng kém
Một số nhà thầu không uy tín, trực tiếp cắt xén vật liệu chống thấm hoặc thay thế bằng các loại vật liệu kém chất lượng có giá thành rẻ hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lớp chống thấm chân tường không hiệu quả, dễ bị bong tróc, thấm dột sau khi thi công.
-
Do công trình đã sử dụng lâu năm
Đây là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới hiện tượng thấm dột chân tường. Ở các khu dân cư hoặc công trình cũ, lớp chống thấm ban đầu sẽ dần mất đi tác dụng. Vì vậy, khi nước mưa chảy từ bên ngoài vào hoặc xảy ra hiện tượng thấm dột thì chân tường cũng bị thấm theo.
Vai trò của công đoạn chống thấm chân tường
Chống thấm chân tường là một công đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng. Nếu chân tường không được chống thấm, nguy cơ bị thấm dột và nấm mốc sẽ rất cao. Về lâu dài, tình trạng này phát triển sẽ khiến cả bức tường trở nên loang lổ, mất đi tính thẩm mỹ.
Mặt khác, hiện tượng thấm dột trong thời gian dài còn có thể gây sụt lún, làm thay đổi kết cấu công trình. Từ đó, gây nguy hiểm cho người đang sinh sống trong căn nhà. Chống thấm chân tường giúp ngăn chặn các nguy cơ trên. Đồng thời, tăng tuổi thọ và duy trì công năng sử dụng của công trình.
Top 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả
Trong thi công xây dựng, có rất nhiều giải pháp chống thấm chân tường khác nhau. Mỗi giải pháp chống thấm lại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp và giới thiệu tới bạn 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả, được nhiều nhà thầu ứng dụng nhất.
Chống thấm chân tường bằng cách ốp gạch
Đây là một giải pháp chống thấm chân tường được sử dụng cho rất nhiều công trình. Cách chống thấm này sở hữu nhiều ưu điểm:
- Vừa đem lại hiệu quả chống thấm cao, vừa có tác dụng trang trí: Gạch đá hoa lát tường cứng rắn và có bề mặt bằng phẳng, không tích nước. Do đó, hiệu quả chống thấm rất cao. Thêm vào đó, gạch lát có nhiều loại để bạn lựa chọn. Trên bề mặt gạch có màu sắc, hoa văn khác nhau nên có thể sử dụng để trang trí.
- Cách thi công đơn giản: Khi thi công chống thấm chân tường bằng gạch lát, bạn chỉ cần dùng bay quét một lớp vữa mỏng lên bề mặt và ốp gạch đá hoa lên. Các công đoạn này không quá phức tạp, tốc độ thi công cũng nhanh chóng.
- Vệ sinh dễ dàng: Với chân tường ốp gạch đá hoa, bạn có thể vệ sinh dễ dàng bằng rẻ lau hoặc dùng nước để rửa trực tiếp.
Ngoài các ưu điểm nêu trên, chống thấm chân tường bằng các ốp gạch cũng có một số nhược điểm nhất định. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, khi sử dụng giải pháp chống thấm này, phần chân tường được bảo vệ rất tốt. Tuy nhiên, phần tường không ốp gạch phía trên có thể bị thấm do hơi ẩm bên dưới thấm ngược lên.
Chống thấm chân tường bằng giấy dán tường
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chống thấm chân tường này chính là giá rẻ, nhanh chóng, phù hợp với những công trình tạm như nhà trọ, cửa hàng cho thuê, ký túc xá. Thêm vào đó, quy trình chống thấm chân tường bằng giấy dán cũng đơn giản. Bạn chỉ cần mua loại giấy dán tường dạng decal về, lột lớp bảo vệ phía sau và áp trực tiếp lên tường.
Hiện nay, các loại giấy dán tường cũng rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn màu sắc và hoa văn theo sở thích của mình. Tuy vậy, đối với giải pháp chống thấm này, bạn nên lựa chọn các loại giấy bề mặt cứng cáp, có độ dai, không dễ bị rách do thấm nước. Hoặc lựa chọn một số loại vật liệu thay thế có đặc tính như gạch ốp hay đá hoa.
Về nhược điểm, lớp chống thấm bằng giấy dễ bị bong tróc do tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm nên độ bền không được đánh giá cao. Phương pháp chống thấm chân tường này không thích hợp với những công trình sử dụng lâu dài hoặc đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
Sử dụng hỗn hợp vữa trộn xi măng để chống thấm chân tường
Đây là giải pháp chống thấm chân tường truyền thống, thường sử dụng cho các dạng nhà ống hoặc nhà xây cấp 4 ở nông thôn. Quy trình chống thấm bằng phương pháp này như sau:
- Tại vị trí sát chân tường, người thợ dùng máy móc hoặc dụng cụ chuyên dụng đục một lớp vữa;
- Chuẩn bị hỗn hợp vữa + xi măng trộn theo tỉ lệ 1:1. Hỗn hợp này không quá cứng cũng không được quá lỏng.
- Quét hỗn hợp đã chuẩn bị lên bề mặt chân tường, dùng bay láng mịn. Sau đó, dùng hỗn hợp vữa có trộn thêm chất phụ gia chống thấm phủ đều lại một lần nữa.
Phương pháp chống thấm chân tường này có ưu điểm nhanh gọn, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả chống thấm không mang tính tuyệt đối. Bởi vì, nước len vào theo các mao mạch và dẫn tới hiện tượng thấm ngược.